THÔNG TIN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

(Ban hành kèm theo Công văn số: 11/HĐPBGPL ngày 29  tháng 7  năm 2022)

 

I. VĂN BẢN TRUNG ƯƠNG

1. Thông tư 04/2022/TT-NHNN về áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là TCTD)

- Trường hợp rút toàn bộ tiền gửi: TCTD áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của TCTD đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm rút trước hạn tiền gửi.
          - Trường hợp rút trước hạn một phần tiền gửi:

 - Đối với phần rút trước hạn: mức lãi suất như trường hợp rút trước hạn toàn bộ tiền gửi;

          - Đối với phần tiền gửi còn lại: TCTD áp dụng mức lãi suất đang áp dụng đối với khoản tiền gửi mà khách hàng rút trước hạn một phần.

 (Hiện hành không có sự phân chia quy định lãi suất rút trước hạn toàn bộ và rút trước hạn một phần tiền gửi).

          Đối với các thỏa thuận lãi suất rút trước hạn tiền gửi trước ngày 01/8/2022, TCTD và khách hàng tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận đã cam kết cho đến ngày đến hạn, ngày chi trả hoặc ngày thanh toán của khoản tiền gửi hoặc thỏa thuận thực hiện theo quy định tại Thông tư 04/2022/TT-NHNN .

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/8/2022.

2. Nghị định 30/2022/NĐ-CP quy định mô hình quản lý khu du lịch quốc gia (KDLQG).

Theo đó, tổ chức quản lý KDLQG là tổ chức được thành lập và có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý KDLQG, được tổ chức qua 03 loại hình sau:
          - Đơn vị quản lý KDLQG thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ;
          - Ban quản lý KDLQG thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh;
          - Doanh nghiệp đầu tư hình thành KDLQG.

  Đối với doanh nghiệp đầu tư hình thành KDLQG thì cơ cấu tổ chức và hoạt động sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
           Trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày 01/8/2022, các KDLQG đã được công nhận phải tổ chức lại Ban quản lý theo quy định tại Nghị định 30/2022/NĐ-CP .
           Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/8/2022.

3. Nghị định 43/2022/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch.

Theo đó, đối tượng được giao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung và cấp nước sạch đô thị bao gồm:

- Đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng cấp nước sạch;

          Doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước có chức năng sản xuất, kinh doanh nước sạch theo quy định của pháp luật về đầu tư, về doanh nghiệp, về sản xuất, kinh doanh nước sạch;

- Cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch.

Riêng đối với cấp nước sạch nông thôn tập trung thì còn có thêm UBND cấp xã cũng là đối tượng được giao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch.
Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch (bao gồm cả đất gắn với công trình kết cấu hạ tầng cấp nước sạch) gồm: công trình khai thác nước, công trình xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch và các công trình phụ trợ có liên quan.
          Nghị định này có hiệu lực từ ngày 08/8/2022..

4. Thông tư 01/2022/TT-BXD hướng dẫn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo sau đây được hỗ trợ xây nhà mới 40 triệu đồng/hộ; sửa chữa nhà 20 triệu đồng/hộ:

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025) trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, đang cư trú trên địa bàn huyện nghèo và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (sau đây viết tắt là Chương trình) có hiệu lực thi hành tối thiểu 03 năm;

- Đối tượng thụ hưởng hỗ trợ nhà ở không bao gồm các hộ đã được hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và các chương trình, đề án, chính sách khác.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày có hiệu lực từ ngày 15/8/2022.

5. Nghị định 44/2022/NĐ-CP đã sửa đổi quy định về khai thác, sử dụng hệ thống thông tin nhà ở và thị trường bất động sản so với Nghị định 117/2015/NĐ-CP, cụ thể:

 Chỉ còn 03 hình thức khai thác, sử dụng hệ thống thông tin nhà ở và thị trường bất động sản, bao gồm:

+ Qua Cổng thông tin của hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản (http://www.batdongsan.xaydung.gov.vn); Cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng;

+ Thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu;

+ Bằng hợp đồng giữa cơ quan quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản và bên khai thác, sử dụng dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản theo quy định của pháp luật.

(So với hiện hành thì quy định mới đã bỏ đi 02 hình thức: Qua mạng internet và qua mạng chuyên dùng)

- Bổ sung quy định về đăng ký, cấp quyền khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản:

Cụ thể, việc đăng ký và cấp quyền khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản được thực hiện như sau:

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký cấp quyền khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản gửi phiếu yêu cầu cho cơ quan, đơn vị được giao quản lý, cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản theo các hình thức sau:

+ Nộp trực tiếp theo hình thức văn bản cho Bên cung cấp;

+ Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;

+ Đăng ký trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Bên cung cấp;

- Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu, Bên cung cấp xem xét cấp quyền truy cập quyền khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản hợp lệ;

Trường hợp từ chối cung cấp quyền khai thác, sử dụng, Bên cung cấp phải trả lời nêu rõ lý do.

Nghị định 44/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2022.

6. Thông tư 04/2022/TT-NHNN ngày 16/6/2022 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Theo đó, Thông tư mới đã làm rõ khái niệm rút trước hạn tiền gửi là trường hợp khách hàng rút một phần hoặc toàn bộ tiền gửi trước ngày đến hạn, ngày chi trả hoặc ngày thanh toán của khoản tiền gửi.

Nếu rút tiền gửi trước hạn, khách hàng sẽ nhận được mức lãi suất như sau:

- Rút trước hạn toàn bộ tiền gửi: Áp dụng lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi.

- Rút trước hạn một phần tiền gửi:

Phần tiền gửi rút trước hạn: Áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi.

Phần tiền gửi còn lại: Áp dụng mức lãi suất đang áp dụng đối với khoản tiền gửi mà khách hàng rút trước hạn một phần.

Như vậy, nếu khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi có kỳ hạn thì chỉ phần rút trước hạn này chịu lãi suất không kỳ hạn thấp nhất, còn phần tiền gửi còn lại vẫn được ngân hàng giữ nguyên mức lãi suất đang áp dụng.

Trong khi đó, theo quy định hiện hành, khách hàng không được rút một phần tiền gửi mà phải rút toàn bộ sổ tiết kiệm. Một khi đã rút toàn bộ tiền gửi thì khách hàng sẽ chỉ được thanh toán mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất không kỳ hạn thấp nhất tại ngân hàng đó.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày có hiệu lực  từ ngày 01/8/2022

7. Ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Chính Phủ đã ban hành Nghị định Nghị định số 45/2022/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Cụ thể, khoản 1 Điều 26 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

Như vậy, nếu không phân loại chất thải rắn trong sinh hoạt, cá nhân, hộ gia đình có thể bị phạt từ 500.000 - 01 triệu đồng. 

Ngoài ra, Nghị định 45 cũng bổ sung thêm rất nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sẽ bị phạt trong thời gian sắp tới như:

- Hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính bị phạt từ 2,5 - 03 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 40 Nghị định 45/2022/NĐ-CP).

- Hành vi thải chất gây mùi khó chịu, hôi thối vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần bị phạt từ 01 - 03 triệu đồng (điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 45/2022/NĐ-CP).

- Hành vi rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước trái quy định về bảo vệ môi trường bị phạt từ 40 - 50 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 45/2022/NĐ-CP)…

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 8 năm 2022.

II. VĂN BẢN QPPL CỦA UBND TỈNH:

1. Quyết định số 17/2022/QĐ-UBND ngày 12/7/2022 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Quyết định ban hành Văn bản quy phạm pháp luật Quy định quản lý, cấp phép xây dựng trạm thu, phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

2. Quyết định số 18/2022/QĐ-UBND ngày 14/7/2022 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Quyết định ban hành quy chế phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Trên đây là một số văn bản pháp luật mới, Hội đồng PBGDPL huyện gửi các Đồng chí cán bộ, đảng viên tiếp cận để  phục vụ cho quá trình công tác chuyên môn và tuyên truyền các chính sách pháp luật mới theo ngành, lĩnh vực phụ trách.

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 142.041
    Online: 1